Xá lợi là gì? Sự hình thành xá lợi và ai có thể nhìn thấy?
Khám phá | by
Xá lợi là tinh hoa của các cao tăng tu hành đắc đạo ở cảnh giới cao nhất, cũng có thể là sự chuyển hóa chân khí trong khi thiền, tinh thể hóa của xương hoặc bệnh lý.
Hẳn các bạn đã từng nghe nói “xá lợi”, tuy nhiên bạn hiểu như thế nào về xá lợi, liệu xá lợi có tác dụng gì đối với người thờ cúng nó? Hãy cùng tranducit tìm hiểu về xá lợi cũng như sự nhiệm màu của những viên xá lợi trong Phật giáo đối với những người tu hành tại gia và các Phật tử tu hành ở chùa nhé!
Xá lợi là gì?
Xá lợi là gì
Xá lợi là kết quả của quá trình tu luyện, thiền định tới cảnh giới cao nhất của các bậc cao tăng, ngoài ra nó được hình thành dựa trên sự luân chuyển chân khí trong cơ thể. Có một số giả thuyết cho rằng nó là một trong những bệnh lý, thậm chí là sự tinh thể hóa từ xương. Sau đây chúng ta sẽ đào sâu tìm hiểu nguồn gốc hình thành của nó cụ thể qua từng góc nhìn nhé!
Sự hình thành xá lợi theo Phật giáo, khoa học và y khoa
Xá lợi trong Phật Giáo
Dưới góc nhìn của những người theo Phật và các vị cao tăng tu hành lâu năm trong chùa, xá lợi có thật và xá lợi là là tinh hoa kết tinh của quá trình tu luyện đạt cảnh giới cao nhất về giới, trí, hạnh, cũng có thể là tôi luyện, hình thành chân khí (năng lượng) khi ngồi thiền..Tương truyền những vị cao tăng nào thiện định càng cao siêu, đạo hạnh vô lượng, làm nhiều việc thiện, càng tu thân tích đức thì sau khi viên tịch thì có nhiều xá lợi (xá lị).
Không phải tất cả những người tu hành đều có xá lợi, vậy liệu người bình thường có xá lợi không? Theo như cách hiểu về xá lợi, người bình thường cũng có xá lợi, tuy nhiên họ phải là những người có đạo hạnh, thường xuyên tu luyện và ngồi thiền đến mức có thể cân bằng và di chuyển chân khí (chuyển hóa năng lượng) trong cơ thể một cách cao siêu như các vị sư cao tăng thì mới có thể có xá lợi.
Xá lợi theo góc nhìn khoa học và y khoa
Theo nghiên cứu khoa học của các nhà vật lý Phakey, Holden và Clement, trong điều kiện nhiệt độ hỏa thiêu tối ưu và phù hợp ở mức từ 600 độ C tới 1000 độ C thì những tinh thể hóa từ xương sẽ được hình thành ở nhiều hình dạng khác nhau của xá lợi, không đồng đều như tròn, hình tim, hạt,...Chính vì vậy mà sẽ nhìn thấy nhiều màu và hình dạng khác nhau của các hạt tinh thể, nhưng nếu nhiệt độ trong lò hỏa thiêu “vô tình” từ 1300 độ C tới 1600 độ C thì các tinh thể này sẽ nát ra.
Dưới góc nhìn của bệnh lý y khoa, xá lợi được xem như các viên sỏi (có hình dạng, bề mặt xù xì, không trơn láng) được hình thành từ các chất cặn bã tích tụ lại mà không được đào thải ra ngoài cơ thể, lâu ngày kết tinh thành các viên sỏi, trong một số cơ quan nội tạng của cơ thể như thận, bàng quang, mật,...
Xét về mặt khoa học, xá lị là gì và được hình thành ra sao đã được lý giải và chứng minh theo các số liệu cụ thể chính vì vậy mà có thể tin tưởng được. Còn đối với y học, nó có nhiều ý kiến trái chiều làm cho nhận định này trở nên không có căn cứ như: Tại sao nhiều nhà sư mất vì tuổi cao sức yếu, không mắc các bệnh lý trên mà khi hỏa thiêu vẫn có xá lị hoặc có nhiều vị sư mắc bệnh sỏi nhưng khi hỏa thiêu lại không có xá lị?
Nếu ai đó hỏi “xá lợi có phải là sỏi thận không” thì câu trả lời là không phải nhé!
Có những loại xá lợi nào trong Phật Giáo?
Xá lợi Phật và xá lợi của người tu hành liệu có gì khác nhau mà chúng ta cần phải chia nó ra thành hai loại?
Lý giải cho điều này bạn cần hiểu rằng xá lợi của các vị chư Phật cực kỳ hiếm có, nó có khả năng phát ra những tia sáng dịu nhẹ từ ánh hào quang của Phật Pháp, còn xá lợi của người tu hành là những viên ngọc nhiều màu sắc hình dạng, nó sẽ được hình thành nên theo “công đức” của các vị pháp tăng tạo nên.
Mặt khác có quan niệm phân chia xá lợi theo sự vẹn toàn của thân thể các vị cao tăng sau khi viên tịch, đó là toàn thân xá lợi (nhục thân xá lợi) là thân thể còn nguyên, được xem như báu vật và là hiện thân của Phật sau khi chư Phật Nhập Niết Bàn và toái thân xá lợi (chỉ còn xương cốt sau khi thiêu, nó được đựng vào hũ tro cốt hoặc chia thành nhiều hũ để thờ cúng).
Ngoài hai cách phân loại trên, xá lợi còn được chia thành xá lợi răng xá lợi xương, ngọc xá lợi, thậm chí là xá lợi tóc và móng tay, đặc biệt xá lợi còn có thể là pháp y, chuỗi tràng, quyền trượng hoặc bình bát … mà các vị chư Phật để lại cho các đệ tử thờ phụng.
Cho dù đó là xá lợi gì thì nó cũng mang một năng lượng tâm linh huyền bí, được các vị sư xem như bảo vật quý giá, nó cũng có giá trị như những viên ngọc, kim cương quý giá. Tuy nhiên xá lợi rất cứng, lửa thiêu cũng không biến mất và đè vật nặng vài tạ đến vài tấn cũng không vỡ, viết lên cũng không thấy chữ, thu được sau lễ hỏa thiêu (trà tỳ) của các vị cao tăng đắc đạo sau khi viên tịch.
Hẳn những ai hiểu biết về xá lợi thì không còn lạ lẫm gì với xá lợi Phật Thíc Ca ở đỉnh núi Bà Đen ở Tây Ninh, những ai có cơ duyên được đảnh lễ trước xá lợi Phật trên đỉnh núi cũng đều cảm thấy lòng mình an nhiên và nhẹ tênh.
Tại sao không phải ai cũng có thể nhìn thấy xá lợi Phật?
Xá lợi và tác dụng khi thờ xá lợi.
Mặc dù năng lượng kỳ bí từ xá lợi Phật lan tỏa tới nhiều người, Phật tử tu hành tại chùa khi các đại cao tăng viên tịch để lại. Thế nhưng chỉ có những người hữu duyên, tâm độ lượng từ bi hỉ xả thậm chí có “căn” mới có thể nhìn thấy xá lợi Phật.
Hiểu một cách đơn giản, nếu chỉ là một người bình thường hoặc đang tinh tấn tu hành không phải ai cũng có thể nhìn thấy xá lợi Phật. Những Phật tử nào có “duyên, căn” với Đức Phật thì mới có thể chiêm ngưỡng được ánh hào quang và sự tồn tại của nó. Dù thế xá lợi Phật cũng có thể chuyển hóa từ màu sắc từ đục qua trong, từ to thành nhỏ hoặc thậm chí từ ít trở nên nhiều hơn.
Cũng như xá lợi Phật, đối với xá lị bình thường cũng như thế, những ai tin vào Phật, thành tâm cúng bái và tin vào sự tồn tại, xoay chuyển tâm hồn của xá lị thì mới có thể linh ứng, còn không xá lợi có hình dạng như thế nào, màu sắc ra sao mãi mãi chỉ là ẩn số.
Khi nói viên xá lợi có tác dụng gì, bạn có thể thấy những Phật tử tôn thờ xá lợi khi thờ và đảnh lễ đúng cách sẽ có được nhiều phước huệ và còn giúp cho người tu hành cảm nhận năng lượng từ bi vô lượng, giúp họ có thể nhanh chóng thành công trên con đường đắc đạo ở cảnh giới cao nhất khi muốn tu hành chánh quả.
Sự kỳ diệu về ý nghĩa màu sắc xá lợi trong Phật Giáo
Màu sắc xá lợi có ý nghĩa gì?
Màu sắc của lá cờ Phật Giáo chính gồm có xanh, vàng, đỏ, trắng và cam tương ứng với các màu sắc xá lợi Phật, đại diện cho tín, tấn, niệm, định, huệ trong ngũ lực (có nguồn gốc từ ngũ căn) trong Phật giáo.
- Xá lợi màu xanh tương ứng với Tín lực (niềm tin vào Phật Pháp).
- Xá lợi màu vàng tương ứng với Tinh tấn lực (Khả năng đoạn trừ nghiệp ác đã sinh, chưa sinh, làm việc thiện).
- Xá lợi màu đỏ tương ứng với Niệm lực (Khả năng sử dụng ý niệm của người tu hành)
- Xá lợi trắng tương ứng với Định lực (Năng lực có được từ chứng đắc Bốn tầng thiền - Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền)
- Xá lợi màu cam tương ứng với Huệ lực (Năng lực có được từ kiến Tứ diệu đế - hiểu về khổ, nguyên nhân khổ, diệt khổ, con đường diệt khổ)
Vậy nên mỗi màu sắc biến hóa từ xá lợi đại diện cho một nghiệp lực mà các cao tăng, Phật tử có được khi tu hành.
Như vậy, sau khi đọc hết bài viết “xá lợi là gì”, bạn cảm nhận như thế nào về sự nhiệm màu của xá lợi? Từ đây có thể biết được xá lợi có thật không, viên xá lợi có tác dụng gì và ý nghĩa màu sắc xá lợi rồi phải không? Hy vọng, những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những “viên ngọc quý như kim cương” trong Phật Giáo nhé!