Dế ăn gì? Cách cho dế ăn và kỹ thuật nuôi dế hiệu quả
Khám phá | by
Dế ăn gì? Dế là loài côn trùng ăn tạp chúng có thể ăn các loại rau xanh, cỏ, hoa, quả, hạt, và các loài côn trùng nhỏ hơn.
Dế là một loài côn trùng phổ biến được nhiều người nuôi làm cảnh hoặc để chiến đấu, chúng có ngoại hình thú vị, thích nhảy nhót và phát ra những âm thanh đặc trưng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết dế ăn gì để chăm sóc chúng tốt nhất.
Bài viết dưới đây của tranducit đã chia sẻ cách cho dế ăn hàng ngày với các loại thực ăn khác nhau và kỹ thuật nuôi để bạn có thể nuôi dế thành công.
Thông tin về loài dế
Dế là một loài bọ có cơ thể nhỏ dài khoảng 2-3cm, đầu nhỏ, mắt kép, râu dài. Cánh trước cứng và cánh sau mỏng giúp bay được trong khoảng cách ngắn, cặp chân sau phát triển giúp nhảy xa và mạnh, cuối cùng là bụng vòi đẻ trứng cái và cơ quan sinh dục đực.
Dế ăn gì? Thức ăn tốt nhất cho loài dế
Dế ăn gì?
Dế là loài côn trùng ăn tạp, chúng có thể ăn cả các loài thực vật, trong tự nhiên thức ăn của dế chủ yếu là các loại rau xanh, cỏ, hoa, quả, hạt, và các loài côn trùng nhỏ hơn. Một số loài dế còn ăn cả xác động vật, sau đây là Trần Đức IT sẽ chia sẻ chi tiết những loại thực phẩm mà dế có thể ăn.
Thức ăn xanh
Dế ăn rau xanh và các loài cỏ.
Loài dế có thể ăn rau xanh như rau muống, rau lang, lá cải ngọt, lá cải bẹ xanh, rau sam, lá chuối, trà lá to,...và các loài cỏ như cỏ chỉ, cỏ cú, cỏ gà, cỏ nhung, cỏ Ruzi, cỏ xả lá nhỏ,...Đây là rau cỏ có chứa protein, carbohydrate, các nguyên tố vi lượng như sắt, canxi, kali và nhiều loại vitamin như B1, B2, C,...cần thiết cho dế.
Trái cây và củ quả
Ngoài các loại rau và cỏ thì bạn cũng nên bổ sung chất dinh dưỡng cho dế bằng cách cho ăn các loại củ quả như cà rốt, khoai lang, bí đỏ,...hoặc các loại quả như xoài, đu đủ,...để cung cấp nhiều tinh bột, đường, caroten và khoáng chất cần thiết cho dế.
Thức ăn công nghiệp
Ngoài ra bạn cũng nên cho dế ăn các thức ăn tinh, hỗn hợp như cám được chế biến từ các sản phẩm công nghiệp để cung cấp các dinh dưỡng cần thiết trong quá trình trưởng thành.
Nước sạch
Mặc dù loài dế uống rất ít nước, nhưng bạn cần cung cấp đủ lượng nước sạch hàng ngày để cho dế uống để tránh tình trạng mất nước.
Cách cho dế ăn hàng ngày
Sau đây là một số lưu ý khi cho dế ăn hằng ngày để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt:
Cách cho dế ăn hàng ngày.
- Cho ăn đúng giờ: Bạn nên cho dế ăn 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và chiều tối, bạn không nên cho dế ăn quá no vì dễ dẫn đến tiêu chảy. Số lượng thức ăn vừa đủ để hết trong khoảng 30 phút
- Đa dạng hóa thức ăn: Khẩu phần ăn của dế cần đa dạng gồm cả rau xanh, trái cây,...không nên cho ăn một loại thức ăn duy nhất trong thời gian dài
- Bổ sung canxi: Canxi rất cần thiết cho quá trình lột xác và phát triển của dế, bạn có thể bổ sung canxi bằng cách cho dế ăn vỏ trứng, xương nhỏ
- Đảm bảo vệ sinh: Thay thức ăn thường xuyên, vệ sinh bình ăn sạch sẽ và thường xuyên dọn dẹp vệ sinh chuồng của để dế phát triển khỏe mạnh.
Kỹ thuật nuôi dế hiệu quả
Để nuôi dế thành công, đạt năng suất bạn cần áp dụng một số kỹ thuật như sau:
Kỹ thuật nuôi dế hiệu quả
Chuẩn bị chuồng trại
Dế cần được nuôi trong chuồng kín tránh ánh sáng mạnh và gió lùa, độ ẩm trong chuồng giữ ở mức 75-80%, nhiệt độ từ 25-30 độ C. Đáy chuồng phải có lớp đất dày, xốp nhưng không quá ẩm để tránh thối rữa. Bạn nên để cây cỏ, ống cống cho dế trú ẩn và leo trèo.
Chăm sóc vệ sinh
Thu gom phân và thức ăn thừa hàng ngày để đảm bảo vệ sinh, cắt tỉa cành lá khô héo, khử trùng chuồng định kỳ bằng vôi bột hoặc hóa chất diệt côn trùng.
Cung cấp thức ăn đầy đủ
Cho dế ăn đa dạng các loại rau, củ, trái cây tươi,....để cung cấp protein cho dế phát triển cơ bắp.
Quản lý đàn giống
Nuôi cách ly dế đực và cái khi không cho phối giống để tránh đẻ rải rác, khi muốn lấy trứng ấp nở cho dế đực cái giao phối, đẻ trứng và thu lượm trứng chăm sóc. Định kỳ loại bỏ dế già yếu để tránh lây bệnh cho đàn.
Đặc điểm của loài dế
Loài dế có những đặc điểm thú vị so với các loài côn trùng khác.
Dế là loài côn trùng có nhiều đặc điểm thú vị, chúng thường sống ở những nơi ẩm ướt, tối và có nhiều cây cỏ như rừng, vườn,...
- Phát ra âm thanh: Đặc điểm nổi bật nhất của dế đực chính là khả năng phát ra những âm thanh rất lớn so với kích thước cơ thể, tiếng kêu của chúng có thể vang xa hàng trăm mét.
- Dế phát ra âm thanh bằng cách cọ xát cánh trước vào nhau, đây được gọi là hành vi gảy cánh. Mục đích của việc này là để thu hút bạn tình hoặc đánh dấu lãnh thổ.
- Thích nhảy: Dế rất thích nhảy chúng có thể nhảy khi bị đe dọa hoặc giật mình, dế có thể nhảy cao tới 10-20 lần chiều dài cơ thể. Đặc biệt, một số loài dế còn biết lật ngược trong khi nhảy, điều này giúp chúng đổi hướng nhanh chóng để trốn thoát kẻ thù.
- Vận động tốt: Dế là loài côn trùng vận động giỏi, chúng có thể leo trèo, nhảy và bay khá tốt để tìm kiếm thức ăn hay thoát thân.
- Cảm giác nhạy bén: Các giác quan của dế rất phát triển giúp chúng cảm nhận môi trường xung quanh một cách nhạy bén, đặc biệt là khả năng nghe và nhìn. Dế có thể nghe được âm thanh tần số rất cao mà con người không nghe thấy, chúng cũng nhìn rõ cả trong đêm tối. Nhờ vậy dế có thể phát hiện kẻ thù từ xa để chạy trốn kịp thời.
- Thích ẩm ướt: Dế là loài ưa độ ẩm cao, chúng thường được tìm thấy nhiều ở những nơi có nhiều cây cỏ, gần ao hồ hay sông suối. Môi trường ẩm thấp khiến dế dễ bị mất nước và chết.
Câu hỏi thường gặp liên quan đến loài dế
Dế có ăn cơm không?
Dế không có ăn cơm, nên bạn không nên bỏ cơm vào thức ăn cho dế.
Dế uống gì?
Dế uống nước, mặc dù chúng uống rất ít nhưng bạn cần cung cấp đủ lượng nước sạch hàng ngày.
Dế ăn rau gì?
Dế ăn rau rau xanh, cải ngọt, rau lang, rau muống,...
Dế ăn trái cây gì?
Dế ăn cùi dưa hấu, dưa chuột, đu đủ,...
Dế ăn lá cây gì?
Dế ăn các loại lá như lá mít, lá chuối, lá sầu đâu, lá dâm bụt,...
Có bao nhiêu loài dế trên thế giới?
Theo thống kê trên thế giới có khoảng 900 loài dế khác nhau, số lượng này chiếm khoảng 7% tổng số côn trùng đã được phát hiện. Con số này dự kiến còn tăng do nhiều loài dế mới đang được tìm thấy. Một số loài dế phổ biến là dế mèn, dế ta, dế cơm, dế mọi, dế chó, dế dũi...
Tại sao dế hay chết đột ngột?
Một số nguyên nhân khiến dế chết đột ngột là do thời tiết thất thường quá nóng hay quá lạnh đều gây sốc nhiệt cho dế, thiếu nước uống, rau xanh dẫn đến thiếu chất và mất nước, chuồng trại bẩn ẩm ướt khiến dế mắc bệnh,...
Tại sao dế hay cắn nhau?
Dế là loài rất hung dữ thích chiến đấu và cắn xé lẫn nhau đó là bản tính tự nhiên của chúng, khi nuôi quá đông đúc, chật hẹp cũng khiến dế căng thẳng và dễ cắn nhau hơn. Dế cái đẻ nhiều trứng cũng hay bị dế khác tấn công và cắn chết, việc cho ăn không hợp lý, thiếu thức ăn cũng gây nên tình trạng cắn xé lẫn nhau trong đàn dế.
Cách phân biệt dế đực và dế cái?
Dế đực thường có cơ thể lớn hơn, chân sau phát triển tốt hơn so với dế cái, ngoài ra dế đực phát ra tiếng kêu to, dế cái ít kêu và nhỏ hơn. Dế đực thường sặc sỡ, đẹp mắt hơn so với dế cái. Ở phần đuôi dế cái sẽ có cơ quan đẻ trứng hình kim còn dế đực không
Bài viết trên đây của tranducit.com đã chia sẻ về cách nuôi dế cũng như đưa ra câu trả lời cho câu hỏi dế ăn gì,...Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về loài dế và có thêm kinh nghiệm nuôi dế hiệu quả.